top of page

Ba cấp độ của diễn họa 3D

Updated: Apr 11, 2020


Khi bạn mới bước chân vào lĩnh vực diễn họa 3D, bạn sẽ thấy là có rất nhiều hình thức thể hiện 3d cho dự án. Điều đó cũng đúng, tuy nhiên qua thời gian bạn sẽ học được rất nheiefu cách thức khác nhau để thể hiện 3D và chung quy lại thì tất cả các cách thể hiện đó được phan thành 3 cấp độ chính mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong bài viết này.

Cấp độ 1: Ảnh render (Composited Photo Renders)

Ở cấp độ diễn họa thấp nhất này, có thể là sản phẩm bắt đầu từ việc chụp ảnh hiện trạng dự án, tiếp đó dựng hình hiện trạng và dựng phương án thiết kế đề xuất bằng các phần mềm 3D sau đó render ảnh với view nhìn tương tự các ảnh chụp. sau cùng sử dụng các phàn mề chỉnh sửa ảnh như Photoshop để hoàn thiện bức ảnh bằng việc cắt ghép, chỉnh màu và thêm các hiệu ứng.

Đây là cách thể hiện nhanh và dễ dàng nhất trong 3 cấp độ, bởi bạn không phải lo lắng nhiều về việc dựng hình và làm vật liệu cho các yếu tố hiện trạng (có thể trong ảnh sản phẩm cuối cùng các yếu tố hiện trạng này bị che khuất). Cách này có thể tạo ra được những bức ảnh render khá chân thực và chính xác.

Tuy nhiên, ảnh render thể hiện theo cấp độ 1 thường không có tính linh hoạt, ví du rất khó để thay đổi và mất thời gian để chỉnh hướng nắng, thời gian, và mọi yếu tố trong ảnh render. Những ảnh render như vậy chỉ có thể thể hiện được duy nhất 1 phần rất nhỏ của cả một dự án, không thể hiện được tỏng thể và chi tiết như cấp độ 2 và 3.

Với cấp độ 1 này, các phần mềm hay sử dụng là 3ds max, AutoCAD, Sketchup, Vray và Photoshop

Cấp độ 2: Phim 3D (3D Animation Renders)

Nếu bạn từng xem các đoạn phim 3d về các dự án, thí đó chính là các đoạn phim diễn họa animation ở cấp độ 2 mà chúng tôi đang nói đến. Quá trình làm nên các đoạn animation này bắt đầu từ việc tạo dựng một câu chuyện (story) mà chủ đầu tư của dự án muốn kể cho khách hàng thấy được qua dự án, tiếp đó chúng ta cần tạo ra các cảnh quay bằng camera trong môi trường 3D, từ đó ta dựng hình là vật liệu và thiết lập ánh sáng để render ra các đoạn phim 3D.

Nếu diễn họa theo cấp độ 2 này, bạn sẽ cần thêm nhiều thời gian để dựng hình 3D, nhưng đổi lại sản phẩm đầu ra lại linh hoạt hơn so với cách thể hiện của cấp độ 1. Cấp độ này cũng có khác nhiều cách thể hiện như một số là các phim 3d mà các cảnh quay là các đoạn phim nhìn từ trên cao xuống, một số lại chọn cảnh quay theo góc nhìn của người lái xe, hoặc là thể hiện theo tiến trình thời gian (phasing).

Vì các yếu tố hiện trạng và dự án đều được dựng 3D nên rất dễ dàng để render ra các ảnh như ở cấp độ 1 để bổ sung thêm cho phần diễn họa dự án ngoài phim animation.

Tuy nhiên bạn cần biết hạn chế của cấp độ 2 này là thời gian để render video thường khá lâu, lâu hơn rất nhiều so với render ảnh, đồng thời cũng phải render rất nhiều các đoạn video nháp trước khi có video thành phẩm cuối cùng

Ở cấp độ này các phần mềm cần dùng là 3ds max, AutoCAD, Lumion, Sketchup, Vray, Blender.

Cấp độ 3: Diễn họa tương tác (Visual Experiences)

Công nghệ trong diên họa càng ngày càng phát triển và có nhiều phương thức, phần mềm mới giúp biến thiết kế thành các mô hình chân thực trong môi trường 3D. Chúng ta cũng đều nhận thấy rằng diên họa 3D tương tác là một công cụ thiết kế vô cùng hữu ích.

Các dự án được thể hiện theo mô hình 3D tương tác thường có mức độ hoàn thiện và thưc tế rất cao, gần như là mô hình 3D ảo rất gần với mô hình thực tế khi được xây dựng.

Chi phí để diễn họa một dự án theo dạng 3D tương tác thường cao hơn rất nhiều lần so với các hình thức khác bởi cần rất nhiều người tham gia vào cùng 1 dự án như những người lập trình, thiết kế, nghệ sĩ,... và khối lượng công việc dựng 3D là rất lớn, hầu như là dựng toàn bộ các yếu tố có trong dự án. Cấp độ 3 là cấp độ thể hiện vô cùng linh hoạt, bởi ta hoàn toàn có thể tạo ra được các đoạn phim animation và các ảnh render mà không gặp khó khăn.

Các khách hàng và chủ đầu tư thấy rằng diễn họa 3d tương tác là hình thức quảng bá dự án vô cùng trực quan, hiệu quả, ấn tượng , dễ hiểu.

Một số cách diễn họa khác

Ngoài 3 cấp độ diễn họa 3D kể trên có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu thể hiện cho dự án, còn có một số cách thức thể hiện khác:

- Composited video animations (kết hợp video quay bằng flycam và render 3D)

- In 3D, Mô hình

- Công nghệ thực tế tăng cường AR technology

Tùy mỗi dự án mà bạn có thể chọn hình thức và cấp độ thể hiện sao cho hiệu quả, tiết kiệm thời gian, và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Các cấp độ diễn họa đã nói trên, sẽ giúp bạn thể hiện được ý tưởng đề xuất trực quan cho khách hàng thấy cái họ mong muốn với mức chi phí họ đưa ra. Thay vì việc nối rằng bạn có thể diễn họa theo bất kì style nào họ cần thì hãy đưa ra 3 lựa chọn tương ứng với 3 cấp độ thể hiện dự án để hiểu rõ được mức độ và nhu cầu diễn họa 3D của họ ra sao.

Hơn nữa việc xác định được mức độ thể hiện 3D cho dự án như thế nào có thể giúp bạn và team của bạn trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm 3D hiệu quả và không tốn kém thời gian, công sức mà vẫn đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng cần.

Comments

Rated 0 out of 5 stars.
No ratings yet

Add a rating
Chuyên Đề
Bài viết nổi bật
Bài viết mới
Search By Tags
Follow Us
  • Facebook Basic Square
  • Google+ Basic Square
  • YouTube Social  Icon
  • Vimeo Social Icon
  • Pinterest Social Icon
  • Houzz Social Icon
bottom of page